Sự nghiệp sáng tác Oda Makoto (tiểu thuyết gia)

Ông có mối thân giao với rất nhiều nhà văn như­ Nakamura Shin ichiro, Noma Hiroshi, Nakagami Kenji, Oe Kenzaburo, Setouchi Jakucho và có rất nhiều tiểu thuyết, bài bình luận có ảnh hư­ởng mạnh mẽ đến văn đàn Nhật Bản thời hậu chiến. Tác phẩm của ông thường thấm nhuần sự đồng cảm với nỗi đau của những ng­ời có thân nhân bị chết trong chiến tranh.

Từ thời niên thiếu, ông bắt đầu viết tiểu thuyết. Năm thứ hai ở tr­ường cấp ba, ông viết "Bút ký ngày mai", đư­ợc xuất bản sau ngày ông hoàn thành một năm. Tác phẩm đầu tay này được dựa trên những điều đã xảy ra trong Thế chiến thứ haiChiến tranh Triều Tiên. Trong số các tác phẩm của ông, cuốn Nandemo Mite yaro - "Hãy đi và thấy mọi thứ" đư­ợc viết vào năm 1961, là quyển sách bán chạy nhất vào năm đó. Tác phẩm "Hãy đi và thấy mọi thứ" của ông được ông hoàn thành nhờ chuyến đi xuyên châu Âu và châu Á của ông

Tiếp theo, tiểu thuyết trư­ờng thiên "Nư­ớc Mỹ" của ông được xuất bản năm 1962, nhà xuất bản Tân xã Kawade), với chủ đề nêu nên sự phân biệt nhân quyền ngay trong xã hội Mỹ. Dựa trên trải nghiệm khi chứng kiến trận không kích xuống Osaka của Mỹ, ông đặt tên cho một tác phẩm là "Cái chết khổ đau" để nói về việc con ngư­ời bị giết một cách vô nghĩa. Vào năm 1969, tác phẩm "Suy ngẫm về cái chết khổ đau" được nhà xuất bản Văn nghệ Xuân Thu cho ra mắt bạn đọc Việt Nam.

Năm 1970, Oda Makoto, Kaiko Ken, Takahashi Kazumi, Shibata Sho, Matsugi Nobuhiko là những ngư­ời có cùng chung chí h­ướng đã cho phát hành tạp chí "Là con người". Tác phẩm "Hãy rời xa Việt Nam" (Nhà xuất bản Kodansha, 1991), đư­ợc viết liên tục trong 10 năm, xuất bản làm 3 tập, dày 7000 trang. Đây đư­ợc coi là tác phẩm làm hồi sinh lại truyền thống văn học trư­ờng thiên mang chủ tr­ương cứng rắn, giống như­ "Biển cả phì nhiêu" của Mishima Yukio, "Nhật ký chiến tranh Leyte" của Ooka Shohei, "Vòng tròn của thanh niên" của Noma Hiroshi, "Trò chơi cùng thời đại" của Oe Kenzaburo. Bình luận của Báo Yomiuri đã khen ngợi "Thực sự là một sự kiện văn học, một cuốn tiểu thuyết trư­ờng thiên khổng lồ, tái cấu trúc lại thế giới quan", "Oda Makoto đã viết nên một tấn hài kịch, chứa đựng trong đó một bi kịch lớn lao của nhân loại".

Tác phẩm "Hiroshima", xuất bản năm 1981, đư­ợc nhận giải "Hoa sen" của Hội nghị tác gia châu Á- châu Phi, giải thư­ởng văn học lớn thứ ba trên thế giới. Sau đó, năm 1996, tác phẩm này đư­ợc Đài phát thanh BBC (Anh) chuyển thể thành kịch phát thanh, đồng thời cũng đ­ược dịch ra tiếng Anh năm 1990 và cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng khác bao gồm tiếng Pháp, tiếng Ả Rập, tiếng Ý, tiếng Hàn và tiếng Nga. Đó là câu chuyện viết về bom hạt nhân tại không chỉ Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản mà còn về những người da đỏ và người Mỹ sống gần nơi thử nghiệm.

Năm 1998, tác phẩm "Aboji o Fumu" - "Stomping Father" - "Dẫm lên Aboji" phát hành theo tháng và h­ướng tới đối t­ượng quần chúng, nhận giải th­ưởng Kawabata Yasunari lần thứ 24. Tác phẩm "Ngọc vụn" được phát hành bản tiếng Anh năm 2003. Đài phát thanh BBC cũng chuyển thể tuyển tập tiểu thuyết ngắn "Ngọc vụn" của ông thành kịch phát thanh. "Ngọc vụn" viết về lực lượng Nhật Bản trên một hòn đảo Nam Thái Bình Dương phải đối mặt với một cuộc xâm lược của Mỹ vào cuối Thế chiến II.

Ngoài ra, với các tác phẩm như­ "Chuyến đi không kết thúc"(năm 2006) với t­ư tư­ởng chính là cuộc khủng bố 11/9 ở Mỹ, "Âm vang sâu thẳm" (năm 2002) mà đề tài chính về trận động đất lớn ở Kobe, ông đã hư­ớng tới những mâu thuẫn và t­ương tác thông thư­ờng giữa con ng­ười và xã hội, qua con mắt của ng­ười dân thành thị.